CÓ NÊN SỬ DỤNG MẪU NIÊM MẠC MIỆNG CHO XÉT NGHIỆM ADN HUYẾT THỐNG?
   
CÓ NÊN SỬ DỤNG MẪU NIÊM MẠC MIỆNG CHO XÉT NGHIỆM ADN HUYẾT THỐNG?
Cơ thể của mỗi người được cấu tạo từ rất nhiều loại tế bào với hình dạng và kích thước đặc trưng phù hợp với từng chức năng riêng. Mặc dù vậy, hầu hết các tế bào trên cùng một cơ thể đều có ADN giống nhau. Xét nghiệm ADN huyết thống là xét nghiệm sử dụng ADN để phân tích và so sánh kiểu ADN của những người tham gia xét nghiệm nhằm xác định mối quan hệ huyết thống giữa họ. Do vậy, mẫu vật được sử dụng cho xét nghiệm ADN huyết thống rất đa dạng. Trong đó mẫu niêm mạc miệng được đa số các phòng xét nghiệm trên thế giới ưu tiên sử dụng vì : thu mẫu an toàn, đơn giản, dễ dàng, tế bào nhiều, không xâm lấn nên không gây đau và áp dụng cho mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Ngoài ra việc thu mẫu niêm mạc miệng không để lại dấu vết sau thu nên việc thu mẫu bí mật cũng được đảm bảo.

1.    Tế bào niêm mạc miệng là gì?

Tế bào niêm mạc miệng được nhiều người gọi theo các cách khác nhau như tế bào má, tế bào niêm mạc má ... Vì cách lấy mẫu niêm mạc miệng thường là lấy que tăm bông quẹt thành má trong khoang miệng, nước bọt cũng thấm vào đầu que bông nên một số người còn gọi loại mẫu này là “mẫu nước bọt”.  

Tế bào niêm mạc miệng thực chất là lớp tế bào biểu bì phía trong khoang miệng và lưỡi. Lớp tế bào này thường xuyên bong ra khi có ma sát nhẹ trong khi nhai thức ăn và được thay thế mới liên tục.

2.    Tại sao nên sử dụng mẫu tế bào niêm mạc miệng trong xét nghiệm ADN huyết thống? 

Hầu hết các phòng xét nghiệm ADN trên thế giới đều ưu tiên sử dụng mẫu tế bào niêm mạc miệng vì mẫu này có nhiều ưu điểm như sau:

-    Bản chất tế bào niêm mạc miệng là tế bào biểu bì trong khoang miệng và dễ bong tróc nên chỉ cần thao tác quẹt đầu tăm bông đã có thể thu được lượng lớn tế bào dùng cho xét nghiệm ADN huyết thống.

-    Bề mặt lớp niêm mạc miệng thường có lớp dịch nhày dính nên khi quẹt que tăm bông lớp niêm mạc bong ra bám dính tốt trên đầu bông.

-    Thao tác lấy mẫu an toàn, không gây đau nên có thể thu mẫu cho mọi độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành

-    Mẫu niêm mạc miệng có thể thu được cho cả người vừa truyền máu hay ghép tủy. Việc truyền máu hay ghép tủy chỉ ảnh hưởng đến mẫu máu (chứa tế bào máu của người khác) mà không ảnh hưởng đến mẫu niêm mạc miệng được sinh ra do chính các tế bào biểu bì của đối tượng được lấy mẫu.

-    Bảo quản mẫu niêm mạc miệng đơn giản, dễ dàng trong điều kiện khô thoáng, nhiệt độ phòng có thể giữ chất lượng mẫu tốt trong khoảng một vài tháng trước khi đưa vào phân tích mẫu.

Thu mẫu niêm mạc miệng dùng trong xét nghiệm ADN huyết thống

3.    Kết quả xét nghiệm ADN huyết thống có chính xác nếu sử dụng mẫu niêm mạc miệng?

CÓ, ADN ở hầu hết các tế bào trên cơ thể là giống nhau nên độ chính xác là như nhau giữa các mẫu được thu từ cùng một cơ thể.

4.    Có thể thu mẫu niêm mạc miệng cho bé vừa mới sinh ra?

CÓ, việc thu mẫu niêm mạc miệng không xâm lấn, không gây đau nên có thể thu tại bất kỳ thời điểm nào sau khi bé sinh. Cho bé uống vài thìa nước lọc, ấm  trước khi thu mẫu.

5.    Tôi được thu mẫu niêm mạc miệng ngay sau khi mới ăn thịt, vậy kết quả xét nghiệm ADN huyết thống của tôi có bị sai không?

KHÔNG, việc ăn uống thức ăn không làm thay đổi ADN của tế bào niêm mạc miệng. Do đó sau khi ăn thịt, ăn rau, uống sữa... chỉ cần uống vài ngụm nước lọc để làm sạch khoang miệng là có thể thu mẫu niêm mạc miệng mà không ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.

6.    Tôi vừa truyền máu xong, sau bao lâu tôi mới được làm xét nghiệm ADN huyết thống?

Nếu mẫu thu của bạn là tế bào niêm mạc miệng thì bạn có thể làm xét nghiệm ADN huyết thống tại bất kỳ thời điểm nào kể cả ngay sau khi vừa truyền máu hoặc ghép tủy.

7.    Tôi có thể sử dụng mẫu niêm mạc miệng của tôi và mẫu tóc hoặc móng của con để làm xét nghiệm ADN huyết thống không?

CÓ,  Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại mẫu khác nhau của những người tham gia trong xét nghiệm ADN huyết thống.

8.    Tôi có thể sử dụng nước bọt để làm xét nghiệm ADN huyết thống không?

CÓ, trong nước bọt có lẫn tế bào niêm mạc miệng, tuy nhiên trong nước bọt có chứa ít tế bào nên nếu thu nước bọt cần khoảng 1-2ml.

9.    Tôi có thể tự thu mẫu niêm mạc miệng tại nhà được không?

CÓ, bạn hoàn toàn có thể tự thu mẫu niêm mạc miệng tại nhà. Cách thu mẫu dễ dàng, an toàn và bảo quản mẫu đơn giản.  Chi tiết hướng dẫn cách thu mẫu niêm mạc miệng vui lòng xem chi tiết tại đây (dẫn link bài hưỡng dẫn thu mẫu NMM).

10.    Tôi có thể đựng mẫu niêm mạc miệng vào túi nilong cho sạch?

KHÔNG, Bạn nên cho tăm bông chứa mẫu vào phong bì giấy (phong bì thư) hoặc gói tăm bông chứa mẫu vào tờ giấy trắng sạch.

11.    Tôi có cần cho mẫu bông tăm đã thu vào tủ lạnh không?

Mẫu niêm mạc miệng thu xong cho vào phong bì giấy sạch và để ở nơi khô ráo thoáng mát là được.

12.    Mẫu niêm mạc miệng thu xong để được bao nhiêu lâu?

Nếu bạn thu mẫu theo đúng hướng dẫn của Bionet thì mẫu để ở nơi khô, thoáng mát thì thời gian có thể lên tới vài tháng. Tuy nhiên Bionet khuyến khích bạn mang mẫu đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.

Nếu bạn có thêm những câu hỏi khác cần giải đáp, Bionet luôn có các chuyên viên tư vấn tại số hotline 098.868.3082 hoặc 01678.161.999  sẵn sàng hỗ trợ 24/7 khi bạn cần.

Nguồn: Trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống Bionet Việt Nam

KHÁCH HÀNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây
Tên
Điện Thoại
Góp ý
Comment
"“Tôi thật may mắn khi chọn dịch vụ của BIONET vì trường hợp của tôi rất đặc biệt. Kết quả ADN của tôi cho thấy có sự không tương đồng 2/16 loci với con tôi. Nếu tôi làm ở một đơn vị khác thì chắc chắn đã nhận được kết luận KHÔNG PHẢI LÀ CHA – CON. Nhưng ở BIONET, tiêu chuẩn đặt ra rất cao, sự sai khác phải từ 3/16 trở lên mới đưa ra kết luận như vậy. Bằng kinh nghiệm và sự chu đáo, Bionet đã mở rộng các xét nghiệm miễn phí và đưa ra những bằng chứng chính xác cho thấy: Tôi vẫn là cha của đứa bé mặc dù có sự sai khác 2/16 loci."
Nguyễn Văn T (TP. HCM): -
"“Tôi thật sự bất ngờ về chất lượng dịch vụ của BIONET. Trường hợp của tôi khá đặc biệt, kết quả xét nghiệm cho thấy có sự sai khác 1/16 loci. Theo tiêu chuẩn của BIONET, trường hợp của tôi được xét nghiệm mở rộng miễn phí. Bionet đã tiến hành xét nghiệm NST-Y, kết quả hoàn toàn trùng khớp. Tuy nhiên, theo lời của TGĐ Bionet thì ngay cả nếu NST Y đã trùng khớp thì vẫn chưa thể đi đến kết luận một cách chắc chắn tôi là cha đứa bé vì nếu đưa bé này là con của em trai tôi thì cũng cho kết quả như vậy. Chính vì vậy, để thực hiện đúng cam kết của mình, Bionet đã tiếp tục mở rộng xét nghiệm lên 25 loci. Đến lúc này, Bionet mới chính thức kết luận: sự sai khác 1/25 loci đó chính là do đột biến, Tôi chính là cha của đứa bé. Tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục về cách làm việc của Bionet, Việt Nam cần nhiều đơn vị có phong cách phục vụ chuyên nghiệp như vậy”."
Lê V. S (TP. HCM) -
"“Câu chuyện của tôi vừa vui vừa buồn. Tôi vừa mất đứa con trai duy nhất cách đây không lâu. Sau này con tôi mất, có một người phụ nữ dẫn một đứa con trai đến thắp hương, hỏi ra thì cô ấy nói là bạn gái hồi xưa của con trai tôi. Tôi nhìn đưa cháu ấy rất giống con trai tôi hồi bé, nhưng người mẹ đứa bé tuyệt nhiên không đá động đến điều đó (chắc do lý do tế nhị). Sau đó, tôi âm thầm làm xét nghiệm Ông nội – cháu trai thì cho thấy tôi có cùng NST Y với đứa bé đó. Thật là ông trời có mắt, còn giúp cho gia đình tôi có đứa cháu đích tôn nối dõi tông đường. Chân thành cảm ơn Bionet”."
Trần Đ. T (Hà Nội) - 0
"“Tôi có vợ hai còn rất trẻ, sinh cho tôi 2 người con gái xinh đẹp. Khi xét nghiệm cho thấy 1 trong 2 đưa bé sai khác 1/16 loci. Bionet đã cẩn thận mở rộng xét nghiệm miễn phí lên 25 loci và kết quả cho thấy tôi có sự sai khác 4/25 loci. Vợ tôi đã thú nhận mọi việc, tôi ban đầu rất sốc nhưng đứa bé không có tội và tôi rất yêu quý nó. Công sinh không bằng công dưỡng, tôi chấp nhận tha thứ cho Vợ tôi và chúng tôi vẫn giữ được 1 gia đình hạnh phúc”."
Đoàn Đ. C - ****
"Toi muon xet nghiem cha va con ma ko choc nuoc oi co duc ko"
Diem my - 01652402427