LÀM GÌ KHI CÓ THƯ YÊU CẦU XÉT NGHIỆM ADN TỪ CHÍNH PHỦ MỸ
   
LÀM GÌ KHI CÓ THƯ YÊU CẦU XÉT NGHIỆM ADN TỪ CHÍNH PHỦ MỸ
Xét nghiệm DNA huyết thống ở mỗi quốc gia sẽ có thể có yêu cầu riêng biệt. Để nối tiếp loạt bài về các thông tin chi tiết yêu cầu của chính phủ nước ngoài đối với xét nghiệm này, Bionet Việt Nam muốn đề cập đến quốc gia có lượng người nhập cư đông nhất hiện nay: Hoa Kỳ.

 

Làm thế nào khi nhận được thư yêu cầu xét nghiệm DNA từ chính phủ Hoa Kỳ?

Với kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy trong suốt 7 năm, Bionet Việt Nam sẽ tóm tắt các vấn đề mà bạn cần quan tâm cho 1 tiến trình xét nghiệm DNA khi có yêu cầu từ Đại sứ quán – Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Xét nghiệm DNA (xét nghiệm di truyền) được yêu cầu khi nào?

Việc cung cấp bằng chứng về mối quan hệ huyết thống trong các hồ sơ bảo lãnh di dân hoặc bảo lãnh visa du lịch Hoa Kỳ là chuyện cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xét nghiệm DNA có thể được yêu cầu để xác nhận mối quan hệ huyết thống thật sự khi các bằng chứng khác không có hoặc không đủ thuyết phục. Nếu bạn gặp phải tình trạng bị từ chối cấp Giấy Báo Sanh Lãnh Sự Ngoài Nước hoặc thị thực định cư theo Điều khoản 221(g) của luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ vì thiếu bằng chứng huyết thống, bạn có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm DNA.
Lúc này, bạn sẽ được nhận một thư yêu cầu với nội dung “cần bổ sung thêm bằng chứng về mối quan hệ huyết thống”, và bạn có thể lựa chọn thực hiện xét nghiệm DNA. Thư này có vai trò quan trọng vì có chứa mã số hồ sơ của bạn, phòng xét nghiệm sẽ cần thư này để dễ dàng thực hiện các thủ tục thu nhận mẫu và làm xét nghiệm cho bạn.
Viên chức lãnh sự sẽ xem xét lại kết quả, và sẽ quyết định chấp thuận đơn xin cấp Giấy Báo Sanh Lãnh Sự Ngoài Nước hoặc đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ hoặc giữ nguyên quyết định từ chối ban đầu. Đại sứ quán / Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ liên lạc với đương đơn hoặc người bảo lãnh để thông báo quyết định cuối cùng.

Phương pháp xét nghiệm DNA nào được sử dụng?

Hướng dẫn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khuyến khích lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp thu mẫu niêm mạc miệng vì dễ dàng trong việc thu thập, vận chuyển và phân tích mẫu. Hiện nay chỉ có phương pháp PCR-STR và RFLP để xét nghiệm DNA là được chấp nhận.

Phòng xét nghiệm DNA nào được chấp thuận cho việc xét nghiệm?

Xét nghiệm phải được thực hiện tại phòng xét nghiệm di truyền học ở Hoa Kỳ đã được Hiệp Hội Các Ngân Hàng Máu Hoa Kỳ (AABB) phê chuẩn. Tức phòng xét nghiệm phải có chứng chỉ AABB và nằm trong danh sách công bố của Hiệp hội này. 

Danh sách phòng xét nghiệm được hiệp hội các ngân hàng máu Hoa Kỳ phê chuẩn  

Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) sẽ là đơn vị phụ trách lấy mẫu xét nghiệm của đương đơn (đương đơn là người được bảo lãnh cần kiểm tra huyết thống) và những cá nhân được yêu cầu khác ở Việt Nam.
Trong trường hợp chỉ yêu cầu xét nghiệm DNA giữa các đương đơn ở Việt Nam, người bảo lãnh hay cha mẹ cũng phải liên hệ với một trong những phòng xét nghiệm đã được AABB phê chuẩn và đăng ký xét nghiệm.

Chi phí cần chuẩn bị?

Người bảo lãnh hoặc cha mẹ và đương đơn sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh cho tiến trình xét nghiệm. Các chi phí bao gồm 2 phần chính:
•    Chi phí được thanh toán trực tiếp với phòng xét nghiệm: phí này bao gồm các chi phí bộ lấy mẫu di truyền, phí xét nghiệm, phí gửi khứ hồi dụng cụ lấy mẫu và kết quả đến Đại sứ quán / Tổng Lãnh sự quán.
•    Chi phí thanh toán tại IOM: đây là phí cho việc lấy mẫu xét nghiệm; mức phí là US$60/ mỗi đương đơn, được thanh toán bằng tiền USD tại IOM vào lúc lấy mẫu xét nghiệm.

Qui trình xét nghiệm DNA này mất thời gian bao lâu?

Thời gian cần cho tiến trình này sẽ được chia thành các mốc thời gian cho từng công việc cụ thể:
•    Liên hệ với phòng xét nghiệm (do chênh lệch múi giờ và bất đồng ngôn ngữ nên khá mất thời gian).
•    Gửi bộ dụng cụ thu mẫu.
•    Thanh toán phí xét nghiệm với phòng xét nghiệm tại Hoa Kỳ.
•    Lịch hẹn thu mẫu.
•    Gửi mẫu về phòng xét nghiệm.
•    Tiến trình phân tích mẫu.
•    Gửi kết quả về cơ quan thụ lý hồ sơ.
Hầu hết các công việc trên đều có khoảng thời gian cụ thể do phòng xét nghiệm cam kết với bạn. Tuy vậy, sẽ không có tổng thời gian ấn định chính thức cho cả tiến trình vì lịch thu mẫu và thứ tự xét duyệt hồ sơ cần được sắp xếp theo tình hình tại cơ quan Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán. Chính vì thế, trong các trường hợp xét nghiệm này, bạn cần đợi chờ và chấp nhận bị thụ động về thời gian cũng như lịch trình

Quy trình xét nghiệm DNA

Để diễn giải cụ thể hơn, sau đây là các bước cho việc xét nghiệm di truyền học sau khi nhận được thư yêu cầu:

Bước 1: Chọn một phòng xét nghiệm được phê chuẩn

Bạn cần liên lạc với một trong những phòng xét nghiệm đã được Hiệp Hội Các Ngân Hàng Máu Hoa Kỳ (AABB) phê chuẩn để đăng ký xét nghiệm. 

Bước 2: Gửi bộ dụng cụ lấy mẫu đến Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Phòng xét nghiệm sẽ gửi bộ dụng cụ thu mẫu và một phong bì đã trả phí trước của Federal Express cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Thư gửi đến ngoài bộ dụng cụ lấy mẫu phải bao gồm thêm các giấy tờ sau đây:
•     Bản chính yêu cầu xét nghiệm DNA từ Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ hoặc đơn I-797 có đầy đủ tên và số hồ sơ của đương đơn từ văn phòng USCIS.
•     Thông tin liên lạc của đương đơn tại Việt Nam, chẳng hạn như Địa chỉ và số điện thoại liên lạc của đương đơn tại Việt Nam (do bạn cung cấp khi đăng ký với phòng xét nghiệm)
•     Phong bì đã trả phí trước của Federal Express hoặc số tài khoản Federal Express.

Bước 3: Liên hệ đương đơn thông báo cuộc hẹn xét nghiệm DNA

Sau khi nhận được dụng cụ thu mẫu từ phòng xét nghiệm ở Hoa Kỳ, Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) sẽ lên lịch hẹn với đương đơn để lấy mẫu. Lịch thu mẫu được sắp xếp dựa theo 2 tiêu chí: thứ tự ngày nhận được bộ dụng cụ lấy mẫu, số lượng yêu cầu xét nghiệm DNA tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán. Đương đơn sẽ được thông báo qua điện thoại hoặc bằng thư tín về thời gian và địa điểm lấy mẫu.  Vì vậy, điều rất quan trọng là bạn phải cung cấp địa chỉ và thông tin liên lạc chính xác của đương đơn ở Việt Nam để đảm bảo việc liên lạc được dễ dàng.

Bước 4: Đến Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ để lấy mẫu xét nghiệm.

•    TRƯỜNG HỢP VẮNG MẶT: Nếu đương đơn không thể đến Đại sứ quán/ Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ để thu mẫu xét nghiệm theo lịch hẹn, đương đơn phải báo cho Đại sứ quán / Tổng Lãnh sự quán.
Vào ngày hẹn, mỗi đương đơn phải chuẩn bị và trình các giấy tờ sau đây trước khi được lấy mẫu:
•    Hộ chiếu Việt Nam bản chính và một bản copy cho tất cả các đương đơn được yêu cầu lấy mẫu DNA tại Đại sứ quán / Tổng Lãnh sự quán;
•    Chứng minh nhân dân bản chính và một bản copy cho tất cả các đương đơn được yêu cầu lấy mẫu DNA tại Đại sứ quán / Tổng Lãnh sự quán;
•    Khai sinh bản chính hoặc bản trích lục chính thức và một bản copy cho tất cả các đương đơn được yêu cầu lấy mẫu DNA tại Đại sứ quán / Tổng Lãnh sự quán;
•    Hai tấm ảnh màu không chỉnh sửa, không viền hoặc đóng khung được rửa trên giấy bóng, kích thước 5cm x 5cm (2 inches x 2 inches), chụp trên nền trắng. Kích thước khuôn mặt từ đỉnh đầu tới cằm khoảng 2.6cm (1 inch).  Ảnh phải được chụp thẳng mặt hướng về phía ống kính máy ảnh.  Đương đơn (hoặc người giám hộ nếu đương đơn dưới 18 tuổi) phải viết vào mặt sau cả hai tấm hình thông tin: ngày xét nghiệm, ngày tháng năm sinh, họ tên và ký tên.
•    Lệ phí US$60 lấy mẫu xét nghiệm bằng tiền đô la Mỹ (có thể trả tại Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM)

Bước 5: Gửi mẫu đến phòng xét nghiệm DNA được phê chuẩn tại Hoa Kỳ để phân tích

Đại sứ quán/ Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ gửi mẫu được xét nghiệm đến phòng xét nghiệm bằng phong bì đã trả cước trước của Fedex.

Bước 6: Gửi kết quả xét nghiệm DNA về Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ để viên chức xem xét

Sau khi phân tích, phòng xét nghiệm sẽ gửi kết quả cùng với tên và số hồ sơ đương đơn bằng thư trực tiếp đến Đại sứ quán/ Tổng Lãnh sự quán.
Địa chỉ liên hệ cho việc gửi dụng cụ thu mẫu và kết quả:
U.S. Embassy Hanoi

U.S. Citizen Services Unit
Consular Section, U.S. Embassy
7 Lang Ha, Hanoi, Vietnam
U.S. Consulate Ho Chi Minh City
FPU – DNA test results
U.S. Consulate General
4 Le Duan Street, District 1
Ho Chi Minh City, Vietnam

Vậy Bionet giúp gì được cho bạn?

Hiện nay, Bionet Việt Nam là đơn vị hợp tác chiến lược của các trung tâm xét nghiệm uy tín trên thế giới, thuộc nhiều vùng lãnh thổ quốc gia khác nhau. Riêng đối với Hoa Kỳ, Bionet Việt Nam với đối tác là trung tâm xét nghiệm DDC – DNA Diagnostics Center. Đây là phòng xét nghiệm nằm trong danh sách các phòng xét nghiệm đạt chuẩn AABB được liệt kê ở phần hướng dẫn xét nghiệm di truyền của Sở di trú Hoa Kỳ. Chính vì thế, chúng tôi hoàn toàn có thể giúp bạn đăng ký xét nghiệm ngay cả khi bạn ở tại Việt Nam. 

Chứng chỉ AABB dành cho trung tâm xét nghiệm DDC – DNA Diagnostics Center

Chứng nhận hợp tác của trung tâm xét nghiệm DDC với Bionet Việt Nam


Tuy nhiên, như bạn đã thấy, bạn sẽ hoàn toàn bị động về thời gian và phải trải qua một qui trình phức tạp khi nhận được thư yêu cầu xét nghiệm DNA. Vậy tại sao bạn lại không chủ động hơn ngay từ ban đầu? Để được tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ với Bionet Việt Nam qua các kênh thông tin:
Điện thoại: 04.66727102
Hotline: 0988.683.082 
Email: support@bionet.vn | Website: xetnghiemadn.vn

 

KHÁCH HÀNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây
Tên
Điện Thoại
Góp ý
Comment
"“Tôi thật may mắn khi chọn dịch vụ của BIONET vì trường hợp của tôi rất đặc biệt. Kết quả ADN của tôi cho thấy có sự không tương đồng 2/16 loci với con tôi. Nếu tôi làm ở một đơn vị khác thì chắc chắn đã nhận được kết luận KHÔNG PHẢI LÀ CHA – CON. Nhưng ở BIONET, tiêu chuẩn đặt ra rất cao, sự sai khác phải từ 3/16 trở lên mới đưa ra kết luận như vậy. Bằng kinh nghiệm và sự chu đáo, Bionet đã mở rộng các xét nghiệm miễn phí và đưa ra những bằng chứng chính xác cho thấy: Tôi vẫn là cha của đứa bé mặc dù có sự sai khác 2/16 loci."
Nguyễn Văn T (TP. HCM): -
"“Tôi thật sự bất ngờ về chất lượng dịch vụ của BIONET. Trường hợp của tôi khá đặc biệt, kết quả xét nghiệm cho thấy có sự sai khác 1/16 loci. Theo tiêu chuẩn của BIONET, trường hợp của tôi được xét nghiệm mở rộng miễn phí. Bionet đã tiến hành xét nghiệm NST-Y, kết quả hoàn toàn trùng khớp. Tuy nhiên, theo lời của TGĐ Bionet thì ngay cả nếu NST Y đã trùng khớp thì vẫn chưa thể đi đến kết luận một cách chắc chắn tôi là cha đứa bé vì nếu đưa bé này là con của em trai tôi thì cũng cho kết quả như vậy. Chính vì vậy, để thực hiện đúng cam kết của mình, Bionet đã tiếp tục mở rộng xét nghiệm lên 25 loci. Đến lúc này, Bionet mới chính thức kết luận: sự sai khác 1/25 loci đó chính là do đột biến, Tôi chính là cha của đứa bé. Tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục về cách làm việc của Bionet, Việt Nam cần nhiều đơn vị có phong cách phục vụ chuyên nghiệp như vậy”."
Lê V. S (TP. HCM) -
"“Câu chuyện của tôi vừa vui vừa buồn. Tôi vừa mất đứa con trai duy nhất cách đây không lâu. Sau này con tôi mất, có một người phụ nữ dẫn một đứa con trai đến thắp hương, hỏi ra thì cô ấy nói là bạn gái hồi xưa của con trai tôi. Tôi nhìn đưa cháu ấy rất giống con trai tôi hồi bé, nhưng người mẹ đứa bé tuyệt nhiên không đá động đến điều đó (chắc do lý do tế nhị). Sau đó, tôi âm thầm làm xét nghiệm Ông nội – cháu trai thì cho thấy tôi có cùng NST Y với đứa bé đó. Thật là ông trời có mắt, còn giúp cho gia đình tôi có đứa cháu đích tôn nối dõi tông đường. Chân thành cảm ơn Bionet”."
Trần Đ. T (Hà Nội) - 0
"“Tôi có vợ hai còn rất trẻ, sinh cho tôi 2 người con gái xinh đẹp. Khi xét nghiệm cho thấy 1 trong 2 đưa bé sai khác 1/16 loci. Bionet đã cẩn thận mở rộng xét nghiệm miễn phí lên 25 loci và kết quả cho thấy tôi có sự sai khác 4/25 loci. Vợ tôi đã thú nhận mọi việc, tôi ban đầu rất sốc nhưng đứa bé không có tội và tôi rất yêu quý nó. Công sinh không bằng công dưỡng, tôi chấp nhận tha thứ cho Vợ tôi và chúng tôi vẫn giữ được 1 gia đình hạnh phúc”."
Đoàn Đ. C - ****
"Toi muon xet nghiem cha va con ma ko choc nuoc oi co duc ko"
Diem my - 01652402427