Sự biến đổi của các vật liệu di truyền tạo nên ADN là gót chân Achille của ung thư
   
Sự biến đổi của các vật liệu di truyền tạo nên ADN là gót chân Achille của ung thư
Trong quá trình nghiên cứu làm thế nào để tế bào tái sử dụng các vật liệu cũ tạo nên ADN, các nhà nghiên cứu khoa học của viện ung thư Ludwig đã khám phá ra chiến lược điều trị ung thư tiềm năng.

      Họ phát hiện ra các tế bào bình thường có cơ chế chọn lọc cao để đảm bảo các đơn vị nucleotide- là những vật liệu cơ bản được sử dụng để tạo nên mạch mới của ADN- không bị thay đổi ngoài mong muốn. Nhưng các nhà khoa học cũng tìm ra một vài loại tế bào ung thư không được chọn lọc như vậy. Những tế bào này có những thành phần là các nucleotide bị biến đổi về mặt hóa học trong ADN của nó, gây độc cho tế bào. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature chỉ ra rằng nó có thể được sử dụng để xác định các nucleotide đã được biến đổi nhằm giết chết các tế bào ung thư cụ thể.

     “Trong một vài năm trở lại đây, chúng tôi và các nhà khoa học khác đã phát hiện ra một tập hợp các biến đổi sinh học mới của ADN. Trong nghiên cứu gần đây, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã tìm cách tìm hiểu những gì xảy ra với những nucleotide bị biến đổi khi ADN được tái sử dụng” Skirmantas Kriaucionis, trưởng nhóm nghiên cứu và là thành viên của Ludwig Institute thuộc dự án Cancer Research của Oxford cho biết. “Chúng tôi kỳ vọng là những phân tích sinh hóa của chúng tôi phát hiện được những “lỗ hổng” mà có thể được khai thác để can thiệp vào ung thư”.

      Các tế bào tiết kiệm tài nguyên khi thực hiện tổng hợp ADN mới. Chính vì thế, bên cạnh việc tổng hợp thêm các nucleotide thì chúng tái sử dụng các thành phần trong ADN của tế bào chết hoặc ADN từ thực phẩm mà chúng ta đã ăn. Tuy nhiên một trong 4 loại nucleotide của ADN- “C-cytocine” trong trình tự di truyền- thường bị thay đổi về mặt hóa học. Những sự thay đổi về mặt hóa học này, được gọi là sự thay đổi biểu sinh – epigenetic(*), có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát gen và cần nằm ở những vị trí chính xác trong ADN để các tế bào có thể hoạt động chức năng bình thường. Nếu các sự biến đổi biểu sinh (epigenetic) diễn ra trên nucleotide C lỗi, chúng có thể tạo ra các tế bào bị ung thư hoặc giết chết tế bào. Câu đố mà khi Kriaucionis và các cộng sự của ông muốn làm sáng tỏ là làm thế nào để các tế bào ngăn ngừa tái chế và thay đổi mặt hóa học của Cytocine từ kết thúc sai vị trí trong các ADN mới.

      Quan trọng hơn, họ đã khám phá ra enzyme tái chế nucleotide có tính đặc hiệu cao. Chúng không sử dụng các đơn vị nucleotide bị biến đổi, vì vậy các ADN mới được “sạch” yếu tố ngoại di truyền (epigenentically). Tuy nhiên, khi xem xét quá trình tái sử dụng trong các dòng tế bào ung thư, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một vài tế bào ung thư có khả năng chuyển đổi những đơn vị nucleotide này, cho phép hợp nhất vào ADN mới. Quá trình này thường giết chết các tế bào. Đã có các dòng tế bào ung thư biểu hiện mức độ cao bất thường của một protein gọi là cytidine deaminase (CDA) đã tạo lỗi trong quá trình tái sử dụng. CDA thường được biểu hiện quá mức trong các dạng ung thư nhất định, bao gồm ung thư tuyến tụy.

      Lợi dụng việc giết chết các dòng tế bào ung thư bằng các đơn vị nucleotide biến đổi ngoại di truyền (epigenentically), Kriaucionis và nhóm của ông đã chứng minh rằng một hệ thống mô hình biến đổi cytocine- Cs có thể được sử dụng như một tác nhân chống ung thư cụ thể.

     “Mô hình này kiến nghị rằng CDA làm bất hoạt cytidine tương tự để được sử dụng trong bệnh viện để chữa trị các bệnh ung thư máu và ung thư tuyến tụy” Kriaucionis cho hay. “Trong một quy trình đảo ngược cụ thể, các đơn vị nucleoside được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu là tương đối vô hại cho đến khi chúng gặp phải CDA, chúng được chuyển đổi thành các tác nhân gây độc cho tế bào.”

     Các nhà nghiên cứu có khả năng sẽ tiếp tục nghiên cứu theo hướng mới này tạo ra một loại thuốc ‘epigenetic’ như một liệu pháp chống ung thư.

Chú thích: 
(*) Biểu sinh đề cập đến những thay đổi trong biểu hiện gen xảy ra mà không có sự thay đổi trong chuỗi ADN của chính nó.
Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2015/07/150722131824.htm

 

KHÁCH HÀNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây
Tên
Điện Thoại
Góp ý
Comment
"“Tôi thật may mắn khi chọn dịch vụ của BIONET vì trường hợp của tôi rất đặc biệt. Kết quả ADN của tôi cho thấy có sự không tương đồng 2/16 loci với con tôi. Nếu tôi làm ở một đơn vị khác thì chắc chắn đã nhận được kết luận KHÔNG PHẢI LÀ CHA – CON. Nhưng ở BIONET, tiêu chuẩn đặt ra rất cao, sự sai khác phải từ 3/16 trở lên mới đưa ra kết luận như vậy. Bằng kinh nghiệm và sự chu đáo, Bionet đã mở rộng các xét nghiệm miễn phí và đưa ra những bằng chứng chính xác cho thấy: Tôi vẫn là cha của đứa bé mặc dù có sự sai khác 2/16 loci."
Nguyễn Văn T (TP. HCM): -
"“Tôi thật sự bất ngờ về chất lượng dịch vụ của BIONET. Trường hợp của tôi khá đặc biệt, kết quả xét nghiệm cho thấy có sự sai khác 1/16 loci. Theo tiêu chuẩn của BIONET, trường hợp của tôi được xét nghiệm mở rộng miễn phí. Bionet đã tiến hành xét nghiệm NST-Y, kết quả hoàn toàn trùng khớp. Tuy nhiên, theo lời của TGĐ Bionet thì ngay cả nếu NST Y đã trùng khớp thì vẫn chưa thể đi đến kết luận một cách chắc chắn tôi là cha đứa bé vì nếu đưa bé này là con của em trai tôi thì cũng cho kết quả như vậy. Chính vì vậy, để thực hiện đúng cam kết của mình, Bionet đã tiếp tục mở rộng xét nghiệm lên 25 loci. Đến lúc này, Bionet mới chính thức kết luận: sự sai khác 1/25 loci đó chính là do đột biến, Tôi chính là cha của đứa bé. Tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục về cách làm việc của Bionet, Việt Nam cần nhiều đơn vị có phong cách phục vụ chuyên nghiệp như vậy”."
Lê V. S (TP. HCM) -
"“Câu chuyện của tôi vừa vui vừa buồn. Tôi vừa mất đứa con trai duy nhất cách đây không lâu. Sau này con tôi mất, có một người phụ nữ dẫn một đứa con trai đến thắp hương, hỏi ra thì cô ấy nói là bạn gái hồi xưa của con trai tôi. Tôi nhìn đưa cháu ấy rất giống con trai tôi hồi bé, nhưng người mẹ đứa bé tuyệt nhiên không đá động đến điều đó (chắc do lý do tế nhị). Sau đó, tôi âm thầm làm xét nghiệm Ông nội – cháu trai thì cho thấy tôi có cùng NST Y với đứa bé đó. Thật là ông trời có mắt, còn giúp cho gia đình tôi có đứa cháu đích tôn nối dõi tông đường. Chân thành cảm ơn Bionet”."
Trần Đ. T (Hà Nội) - 0
"“Tôi có vợ hai còn rất trẻ, sinh cho tôi 2 người con gái xinh đẹp. Khi xét nghiệm cho thấy 1 trong 2 đưa bé sai khác 1/16 loci. Bionet đã cẩn thận mở rộng xét nghiệm miễn phí lên 25 loci và kết quả cho thấy tôi có sự sai khác 4/25 loci. Vợ tôi đã thú nhận mọi việc, tôi ban đầu rất sốc nhưng đứa bé không có tội và tôi rất yêu quý nó. Công sinh không bằng công dưỡng, tôi chấp nhận tha thứ cho Vợ tôi và chúng tôi vẫn giữ được 1 gia đình hạnh phúc”."
Đoàn Đ. C - ****
"Toi muon xet nghiem cha va con ma ko choc nuoc oi co duc ko"
Diem my - 01652402427